kho kiến thức giới định tuệ

Nuôi dưỡng Đạo Đức


Rèn luyện Nghị Lực


Trau dồi Trí Tuệ


BÀI HỌC THỨC TỈNH BA MẸ ĐỪNG MẢI “KIẾM TIỀN” MÀ QUÊN DẠY CON 


Tôi hi vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp các bậc làm cha mẹ có thêm góc nhìn mới về ranh giới vô cùng mong manh giữa việc kiếm tiền để lo cho con có cuộc sống tốt hay là chối bỏ việc nuôi dạy con cho ông bà và nhà trường.

Tôi là Hoa, 39 tuổi ở Hà Nội.

Tôi có một cô con gái năm nay 16 tuổi, mấy tháng trước tôi phát hiện ra con mình bắt bắt đầu nói dối ba mẹ, biết yêu đương trai gái, có những cuộc tụ tập đến khuya, chặn ba mẹ trên MXH. Nó giờ rất lì, không thể nói chuyện riêng hay tâm sự bằng đủ mọi cách, hết lần này đến lần khác bạn ấy chống đối không nghe lời ba mẹ.

Bài học thức tỉnh ba mẹ đừng mải kiếm tiền mà quên cách dạy con

Gần đây tôi và con có cuộc tranh cãi khi tôi thấy đơn hàng vài triệu đồng chưa bóc hộp ở bàn ăn. Tôi bắt đầu la mắng con, nói cho con rất nhiều về việc phải biết chi tiêu hợp lý. Sau đó có bàn về cách ăn mặc của con quá lố lăng nên con đã bỏ nhà đi, bảo với gia đình là đến nhà bạn thân, nhưng tôi nghĩ con đi với người yêu. Gia đình có liên lạc nhưng con bảo ở nhà bạn vài ngày rồi về.

Tôi rất bế tắc khi mình luôn cố gắng dành những điều tốt nhất cho con, vậy mà con mình lại không biết trân trọng những điều nó được hưởng thụ hơn chúng bạn.

Đứa con trai 6 tuổi thì nghiện điện thoại, youtube, được ông bà chiều quá đâm ra mắng và đánh lại ba mẹ khi không vừa ý. Ông bà thì luôn oán trách chúng tôi không quan tâm con cái, lúc nào cũng chỉ kiếm tiền, chính vì vậy ông bà lại càng chiều chuộng 2 đứa.

Tôi đã từng nghĩ, chỉ cần cố gắng kiếm thật nhiều tiền, thuê cho con gia sư riêng và chọn trường học có tiếng thì tương lai của con sẽ thành tài. Chỉ vì thế mà vợ chồng tôi đã cố gắng làm việc ngày đêm, buôn ba khắp nơi để có tiền.

Con rất lì, chống đối và không nghe lời ba mẹ

Mỗi tối về nhà với cảm giác mệt mỏi, hai vợ chồng chỉ biết ôm điện thoại và laptop để xử lý công việc đến khuya. Sáng sớm thì vội đi làm cho đúng giờ, việc đi học của các con đã có chị giúp việc lo lắng nên ba mẹ cũng không cần phải quan tâm nhiều. Đến cuối kỳ chúng tôi chỉ cần biết thành tích học tập của con thế nào, được bao nhiêu điểm, xếp thứ mấy lớp là được. Dựa vào đó để khen hay chê chúng.

Giờ đây tôi nhận ra mình mất kết nối với các con, tôi không quan sát chúng để nhận biết tính cách như thế nào để dạy con và định hướng cho chúng. Mà chỉ lao đầu đi kiếm tiền giờ vẫn còn cơ hội để học lại cách làm mẹ.

Tôi biết đầu tiên tôi phải kết nối lại với con, hiểu con, quan sát con để biết con mình thực sự cần gì?

Tôi biết được rằng:

Từ 1-10 tuổi là giai đoạn vàng để dạy con, đây là thời gian con hình thành nhân cách sau này của con. Bởi vậy, một đứa trẻ được học trong môi trường tốt và nhận được sự quan tâm, dạy dỗ từ bố mẹ sẽ có quá trình phát triển tâm lý tốt hơn, gắn liền với những thói quen, nếp sống. Con sẽ hình thành những hành vi có ý thức, phát triển tâm lý của con nên cần rất nhiều sự quan tâm từ thầy cô và gia đình.

Từ 10 -18 tuổi là giai đoạn dạy con khó khăn hơn, vì con biết lý luận và tư duy, học bằng não trái nhiều hơn, cha mẹ cần quan sát con và bắt đầu trao quyền cho con. Vì giai đoạn này là giai đoạn mạch dẫn truyền hẹp của não phải đóng lại, dạy con phải ít một, từ từ và định hướng cho con.

vậy việc dạy con từ sớm vô cùng quan trọng, đừng để khi “nước đến chân mới nhảy” như tôi giờ cứu vãn thật sự khó khăn. Thậm chí tôi đã vô tình tạo cho con những tổn thương mà khó có thể chữa lành. Vì vậy những bậc cha mẹ hãy cố gắng quan tâm đến con, yêu thương đúng cách vì tiền có thể mua nhà đẹp, xe hơi sang trọng, nhưng không thể mua những đứa trẻ trưởng thành.

Câu chuyện của tôi sẽ là một bài học cho ba mẹ nào đó có thể xem lại cách dạy con, kết nối với con và cho mình những kiến thức dạy con đúng đắn để con mình không bị thiếu thốn tình cảm và tâm lý lệch lạc.

Các bạn có thể tham khảo CÁCH DẠY CON tại đây nhé!

Chia sẻ bài viết này


HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG ĐÁNH THỨC Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI


TÂM TRÍ LỰC THẦY NGUYỄN PHÙNG PHONG

BÀI VIẾT SỐ 1

Đọc sách giúp con phát triển trí tuệ và cảm xúc. Thế nhưng nhiều đứa trẻ lại không tỏ ra hứng thú với việc đọc sách khiến cha mẹ lo lắng. Những phương pháp dưới đây có thể giúp cha mẹ biến con mình thành một người ham đọc sách hơn

1. Đọc sách cho con nghe từ khi con còn nhỏ

Để trẻ quen với việc đọc sách, bạn nên cho trẻ làm quen với sách càng sớm càng tốt. Bằng cách đọc sách cho con nghe vào mỗi buổi tối sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ, cha mẹ vừa có thể giáo dục con qua những câu chuyện trong sách vừa tạo tạo cho con thói quen đọc sách để việc đọc sách trở thành một phần không thể thiếu hằng ngày.

2. Duy trì hứng thú đọc sách của con

Đặt câu hỏi cho con bạn về nội dung cuốn sách mà chúng đang đọc để nắm bắt mức độ hiểu biết của con, kích thích con tìm hiểu để giữ hứng thú với việc tiếp tục đọc. Việc tìm tòi ra câu trả lời cho các câu hỏi của cha mẹ cũng giúp con kích thích trí não, phát triển chỉ số IQ.

Đọc sách cũng có thể trở thành một hoạt động bổ ích. Hãy khiến nó trở nên thú vị bằng cách tạo ra một nơi giải trí để đọc sách chẳng hạn như một ổ đọc sách thật thoải mái và ấm áp cho con. Bạn cũng có thể cùng con đọc sách để con cảm thấy có người đồng hành.

3. Dành những phần thưởng cho con khi đọc sách

Một li kem, một buổi đi chơi… hãy dành những phần thưởng mà con bạn không thường xuyên nhận được làm phần thưởng cho việc đọc xong một chương hay một quyển sách. Ham thích có được những món quà mình mong ước sẽ khiến con có động lực đọc sách.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bạn có thể khuyến khích trẻ viết nhật ký về những cuốn sách chúng đã đọc hay đơn giản là kể về phần mà chúng yêu thích nhất. Bằng cách đó, con sẽ có xu hướng tìm những quyển sách hấp dẫn và nâng cao hơn sau này.

4. Đừng ép buộc con

Đừng ép buộc con phải đọc sách hay đặt áp lực, kì vọng quá lớn vào khả năng đọc sách của con. Điều này sẽ khiến chúng cảm thấy sợ hãi khi nói đến việc đọc. Cha mẹ hãy để con có thời gian làm quen, tìm hiểu và từ từ nâng cao mức độ khi bạn thấy đến thời điểm thích hợp. Hãy khiến việc đọc sách trở nên thư giãn, thú vị thay vì là một hoạt động căng thẳng. Bạn biết đấy, hơn ai hết, những đứa trẻ chẳng thích điều gì khiến chúng cảm thấy căng thẳng, sợ hãi đâu.

5. Lựa chọn những quyển sách phù hợp với độ tuổi của con và cho phép con tự chọn sách cho mình Cha mẹ nào cũng mong muốn con đọc những cuốn sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích nhưng trước hết, hãy ưu tiên chọn sách phù hợp với con. Bạn không thể bắt đứa trẻ 5,6 tuổi đọc một tác phẩm kinh điển hay sách làm giàu. Hãy quan tâm đến sở thích và mong muốn của con. Trẻ có thể đọc truyện tranh, những câu chuyện cổ tích hay hạt giống tâm hồn, chỉ cần chúng nuôi dưỡng cho con niềm cảm hứng đọc sách và giúp con hiểu biết thêm thế giới. Hãy từ từ hướng con đến những quyển sách bổ ích hơn khi chúng đến độ tuổi thích hợp và bắt đầu quen với việc đọc sách. Song song với đó, bạn vẫn hãy cho phép con được đọc những quyển sách mà con thích bên cạnh cuốn sách bạn muốn con đọc.


chánh kiến là gì?